Quy chế bình chọn

QUY CHẾ

BÌNH CHỌN VÀ CÔNG NHẬN DANH HIỆU SAO KHUÊ

(Sửa đổi, bổ sung và ban hành kèm theo Quyết định số 03/QĐ-VINASA ngày 15/01/2018 của Ban Chấp hành Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam)

 

Chương I

CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Danh hiệu Sao Khuê:

Danh hiệu “Sao Khuê” là danh hiệu cao quý được Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) xét công nhận cho các sản phẩm, dịch vụ tiêu biểu nhất của ngành phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) Việt Nam. Chương trình bình chọn và công nhận danh hiệu Sao Khuê do VINASA chủ trì, phối hợp cùng các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức định kỳ hàng năm.

Điều 2. Mục đích của chương trình bình chọn và công nhận danh hiệu Sao Khuê:

  1. Đánh giá, bình chọn và công nhận danh hiệu Sao Khuê cho các sản phẩm, dịch vụ tiêu biểu của ngành phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam về chất lượng, hiệu quả kinh tế – xã hội và khả năng cạnh tranh trong nước, quốc tế;
  2. Xây dựng uy tín sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của các doanh nghiệp phần mềm, dịch vụ CNTT Việt Nam. Tuyên truyền, quảng bá, hỗ trợ tiếp thị các sản phẩm tiêu biểu của ngành phần mềm và dịch vụ CNTT tại thị trường trong và ngoài nước.
  3. Hưởng ứng chủ trương “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, giới thiệu và đưa các sản phẩm, giải pháp và dịch vụ phần mềm tốt của Việt Nam đến với người dùng Việt Nam.
  4. Định hướng phát triển thị trường, xu hướng tiêu dùng của ngành công nghiệp phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam; thiết thực hỗ trợ các doanh nghiệp phần mềm mở rộng thị trường.
  5. Tiên phong trong thúc đẩy chuyển đổi số tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, giúp nắm bắt các cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
  6. Thúc đẩy ứng dụng CNTT tạo phương thức phát triển mới và nâng cao năng lực cạnh tranh trong các ngành kinh tế, trong các cơ quan, tổ chức, thúc đẩy phát triển nền kinh tế số.
  7. Thúc đẩy sự hợp tác giữa các doanh nghiệp phần mềm, dịch vụ CNTT với các đơn vị trong và ngoài ngành.

Điều 3. Cơ quan thường trực và điều hành Chương trình bình chọn và công nhận Danh hiệu Sao Khuê:

  1. Cơ quan thường trực Chương trình là Văn phòng VINASA.
  2. Cơ quan điều hành Chương trình là Ban tổ chức Chương trình do VINASA thành lập.

Chương II

ĐỐI TƯỢNG THAM GIA VÀ CÁC QUYỀN LỢI KÈM THEO

 Điều 4. Đối tượng tham gia bình chọn:

Đối tượng tham gia chương trình bình chọn và công nhận danh hiệu Sao Khuê là các sản phẩm, giải pháp, dịch vụ CNTT của doanh nghiệp, tổ chức trong ngành phần mềm và dịch vụ CNTT có đăng ký hoạt động và/hoặc thành lập tại Việt Nam, đã được thương mại hóa hoặc triển khai ứng dụng trong thực tế. Các đối tượng bình chọn được xếp theo 4 nhóm gồm:

Nhóm 1: Các sản phẩm, giải pháp phần mềm tiêu biểu, xét công nhận theo các lĩnh vực ứng dụng chuyên ngành. Danh mục, số lượng lĩnh vực ứng dụng chuyên ngành được bình chọn hàng năm do Ban tổ chức Chương trình quyết định tùy theo tình hình thực tế.

Nhóm 2: Các sản phẩm, giải pháp ứng dụng công nghệ 4.0, không phân biệt lĩnh vực, có ứng dụng các công nghệ mới như AI, IoT, SMAC, Chatbot, RPA (Robotics Process Automation), VR, AR….

Nhóm 3: Các sản phẩm, giải pháp phần mềm mới không phân biệt lĩnh vực ứng dụng, dành cho các phần mềm mới phát triển và đã chính thức phát hành ra thị trường, nhưng chưa quá 12 tháng kể từ ngày đăng ký tham gia chương trình và đã có doanh thu hoặc khách hàng.

Nhóm 4: Các dịch vụ CNTT, chia theo các lĩnh vực dịch vụ chuyên ngành. Danh mục, số lượng lĩnh vực dịch vụ chuyên ngành được bình chọn hàng năm do Ban tổ chức Chương trình quyết định tùy theo tình hình thực tế.

Điều 5. Danh hiệu và hình thức công nhận danh hiệu:

  1.                      1.         Danh hiệu:

a)     Danh hiệu “Sao Khuê (*)” dành cho các đối tượng:

–      Đối với sản phẩm, giải pháp phần mềm: có chất lượng tốt, sáng tạo, tiện ích, dễ sử dụng, hiệu quả ứng dụng tốt, có công nghệ tiên tiến, có tác động/ảnh hưởng xã hội lớn, hỗ trợ cộng đồng hoặc đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội cao, dịch vụ sau bán hàng tốt, phản hồi tích cực từ khách hàng.

–      Đối với Dịch vụ: có chất lượng tốt, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có năng lực cao trong việc thực hiện và kiểm soát, duy trì chất lượng dịch vụ; mức độ hài lòng của khách hàng cao; nhu cầu thị trường và hiệu quả kinh tế xã hội mà dịch vụ mang lại lớn.

b)     Danh hiệu “TOP 10 Sao Khuê (*)”: dành cho 10 sản phẩm, dịch vụ được Hội đồng đánh giá cao nhất trong số các đối tượng đạt Danh hiệu “Sao Khuê 2018” về hiệu quả kinh tế xã hội, uy tín thương hiệu, doanh thu, thị phần, số lượng khách hàng sử dụng, công nghệ sáng tạo, đột phá,….

Dấu (*) trong tên gọi của danh hiệu là NĂM tổ chức Chương trình bình chọn. Ví dụ Chương trình bình chọn tổ chức năm 2018 sẽ có các danh hiệu là: “Sao Khuê 2018”; “TOP 10 Sao Khuê 2018”

  1.                      2.         Hình thức công nhận:

a)      Giấy chứng nhận Danh hiệu Sao Khuê

b)      Cúp Sao Khuê

Điều 6. Quyền lợi dành cho đối tượng được công nhận danh hiệu Sao Khuê:

  1.                      1.         Quyền sử dụng, khai thác thương mại biểu trưng và danh hiệu Sao Khuê phục vụ mục tiêu kinh doanh, tiếp thị;
  2.                      2.         Quyền mang logo Sao Khuê trong giao diện và trên bao bì, tài liệu quảng cáo, giới thiệu;
  3.                      3.         Các sản phẩm, dịch vụ đạt Danh hiệu Sao Khuê 2018 được VINASA gửi thư giới thiệu và khuyến nghị sử dụng đến các cơ quan, sở, bộ, ban ngành, lãnh đạo các tỉnh, thành phố, tổng công ty, tập đoàn lớn của Việt Nam.
  4.                      4.         Được tham gia và thụ hưởng các lợi ích từ Chương trình truyền thông Sao Khuê 2018, đây là chương trình quảng bá thiết kế riêng cho các sản phẩm, dịch vụ được công nhận Danh hiệu Sao Khuê 2018, với các hoạt động liên tục trong năm gồm:
  • Được tổ chức ghi hình, phỏng vấn cho phóng sự giới thiệu về các sản phẩm, dịch vụ Sao Khuê 2018 và được phát trên sóng truyền hình.
  • Được giới thiệu trên kênh Sao Khuê mở tại youtube.com, chia sẻ video phóng sự trên trang facebook của VINASA.
  • Được giới thiệu trên chuyên mục “Các Danh hiệu Sao Khuê trên truyền hình” của trang www.danhhieusaokhue.vn
  • Báo điện tử Nhịp Sống Số tại địa chỉ: http://www.nss.vn, lần lượt giới thiệu và quảng bá từng sản phẩm, dịch vụ đạt danh hiệu Sao Khuê 2018.
  • Giới thiệu trên trang web chính thức của Chương trình: www.danhhieusaokhue.vn và trên trang Danh bạ CNTT Việt Nam: www.danhbaict.vn, cổng thông tin giới thiệu doanh nghiệp, sản phẩm, giải pháp và dịch vụ CNTT tiêu biểu nhất Việt Nam.
  • Giới thiệu trên các báo bảo trợ truyền thông của chương trình theo nhu cầu của doanh nghiệp với nhiều ưu đãi.

 

  1.                       5.        Các sản phẩm, giải pháp và dịch vụ được công nhận danh hiệu Sao Khuê sẽ được quyền đăng ký và được VINASA ưu tiên lựa chọn đề cử tham gia Giải thưởng APICTA – Giải thưởng CNTT uy tín nhất khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
  2.                       6.        Các doanh nghiệp có sản phẩm, giải pháp và dịch vụ được công nhận danh hiệu Sao Khuê được VINASA hỗ trợ, phối hợp tổ chức các hội thảo chuyên đề để giới thiệu, tiếp thị đến các đối tượng khách hàng tiềm năng ở trong và ngoài nước (tùy theo nhu cầu và trường hợp cụ thể).
  3.                       7.        Các sản phẩm, dịch vụ được công nhận danh hiệu Sao Khuê được VINASA ưu tiên giới thiệu tư vấn cho đối tác và người sử dụng, doanh nghiệp; được ưu tiên chọn tham gia các hoạt động hội chợ, triển lãm, xúc tiến thương mại ở trong và ngoài nước, có hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước và các nguồn tài trợ do VINASA vận động.
  4.                       8.        Các doanh nghiệp có sản phẩm đạt danh hiệu Sao Khuê được hưởng chế độ ưu đãi kinh phí khi tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước do VINASA tổ chức.

 

Chương III

QUY TRÌNH VÀ TIÊU CHÍ BÌNH CHỌN

Điều 7. Quy trình bình chọn và công nhận danh hiệu Sao Khuê:

  1.                       1.        Quy trình đánh giá, bình chọn và công nhận danh hiệu Sao Khuê gồm 3 bước cơ bản như sau:
  2. a.      Đăng ký tham gia chương trình: Các doanh nghiệp, tổ chức có các sản phẩm, giải pháp, dịch vụ CNTT đăng ký trực tuyến trên website hoặc gửi hồ sơ và đơn đăng ký theo mẫu tới Văn phòng VINASA trong thời hạn quy định.
  3. b.      Bình chọn sơ tuyển và thẩm định thực tế:

–         Hội đồng bình chọn sơ tuyển danh hiệu Sao Khuê do VINASA thành lập, có nhiệm vụ đánh giá các sản phẩm, dịch vụ có hồ sơ đăng ký hợp lệ và chọn lựa các hồ sơ tốt nhất để đưa vào vòng chung tuyển.

–         Tùy theo điều kiện cụ thể, Hội đồng Sơ tuyển có thể tổ chức khảo sát, thẩm định thực tế các sản phẩm, dịch vụ đã được bình chọn qua vòng sơ tuyển để lấy thêm thông tin phục vụ cho vòng bình chọn chung tuyển.

  1. c.      Bình chọn chung tuyển: Hội đồng bình chọn chung tuyển toàn quốc danh hiệu Sao Khuê do VINASA thành lập, có thành phần gồm các chuyên gia uy tín của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương, các chuyên gia CNTT của VINASA, một số cơ quan liên quan và các phóng viên báo chí. Hội đồng có nhiệm vụ tổ chức bình chọn chung tuyển các hồ sơ đã qua vòng sơ tuyển và thẩm định thực tế lựa chọn ra các sản phẩm và dịch vụ CNTT tiêu biểu để công nhận “Danh hiệu Sao Khuê” đồng thời bình chọn danh hiệu “TOP 10 Sao Khuê” đối với 10 sản phẩm, dịch vụ xuất sắc nhất trong số các sản phẩm dịch vụ được công nhận đạt danh hiệu Sao Khuê.
  2.                       2.        Văn phòng VINASA là cơ quan thường trực của Hội đồng Sơ tuyển và Hội đồng bình chọn Chung tuyển toàn quốc, có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tổ chức Chương trình bình chọn công nhận danh hiệu Sao Khuê hàng năm và giúp việc cho Hội đồng trong triển khai các hoạt động của Chương trình.

Điều 8. Tiêu chí bình chọn và công nhận danh hiệu Sao Khuê:

  1.                       1.        Các sản phẩm, dịch vụ tham gia Chương trình được đánh giá, bình chọn theo các nhóm tiêu chí về: công năng và hiệu quả kinh tế, xã hội; chất lượng và công nghệ, đặc biệt là các công nghệ mới; tính sáng tạo, độc đáo; doanh thu và thị trường; dịch vụ khách hàng; bên cạnh đó còn xem xét đánh giá uy tín thương hiệu và năng lực hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức là chủ sở hữu của sản phẩm, dịch vụ.
  2.                       2.        Các tiêu chí bình chọn cụ thể do Ban tổ chức Chương trình quy định hàng năm phù hợp với tình hình thực tế và yêu cầu, định hướng phát triển của ngành cũng như nhu cầu của xã hội.
  3.                       3.        Các đối tượng được công nhận Danh hiệu là các sản phẩm, dịch vụ tiêu biểu, đáp ứng các tiêu chí bình chọn của Chương trình và được Hội đồng bình chọn chung tuyển công nhận.

 

Chương IV

KINH PHÍ

Điều 9. Kinh phí tổ chức Chương trình bình chọn và các hoạt động chung:

  1.                       1.        Kinh phí tổ chức Chương trình bình chọn và công nhận danh hiệu Sao Khuê bao gồm các chi phí để tổ chức triển khai công tác đăng ký, thẩm định, bình chọn; tổ chức lễ công bố và trao danh hiệu; tổ chức Chương trình truyền thông Sao Khuê để quảng bá, tiếp thị chung cho các sản phẩm, dịch vụ Sao Khuê trong suốt 1 năm sau khi được công nhận Danh hiệu.
  2.                       2.        Các doanh nghiệp không phải đóng phí khi đăng ký tham gia Chương trình. Kinh phí tổ chức công tác đăng ký, đánh giá, thẩm định thực tế và bình chọn do VINASA cân đối từ ngân sách hoạt động và từ nguồn vận động tài trợ.
  3.                       3.        Doanh nghiệp, tổ chức sau khi có sản phẩm, dịch vụ được công nhận danh hiệu Sao Khuê có trách nhiệm tham gia đóng góp kinh phí để tổ chức các hoạt động chung phục vụ truyền thông cho danh hiệu Sao Khuê và quảng bá, tiếp thị cho các sản phẩm, dịch vụ được công nhận danh hiệu Sao Khuê. Mức đóng góp kinh phí do VINASA qui định cụ thể từng năm.

                                                                                                                                         

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 10. Điều khoản thi hành:

  1.                       1.        Văn phòng VINASA, các đơn vị hội viên, các doanh nghiệp, tổ chức đăng ký sản phẩm, dịch vụ tham gia Chương trình bình chọn và công nhận danh hiệu Sao Khuê có trách nhiệm phối hợp triển khai tổ chức Chương trình theo đúng các quy định của Quy chế này. Doanh nghiệp, tổ chức có sản phẩm, dịch vụ tham gia Chương trình, nếu vi phạm Quy chế này cũng như các qui định của Ban tổ chức Chương trình, có thể bị xem xét loại khỏi Chương trình hoặc bị loại khỏi danh sách công nhận hoặc bị tước danh hiệu đã được công nhận.
  2.                       2.        Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành. Trong quá trình thực hiện nếu có điểm nào cần sửa đổi bổ sung, Văn phòng VINASA tổng hợp báo cáo Ban Thường vụ VINASA xem xét quyết định./.

 

                                    HIỆP HỘI PHẦN MỀM VÀ DỊCH VỤ CNTT VIỆT NAM