Các tiêu chí cơ bản đánh giá và công nhận
DANH HIỆU SAO KHUÊ 2015
Các tiêu chí cơ bản để đánh giá và công nhận danh hiệu Sao Khuê năm 2015 được xây dựng riêng cho từng đối tượng được đánh giá. Bên cạnh đánh giá năng lực của từng sản phẩm, dịch vụ, năng lực của doanh nghiệp cũng được xem xét, đánh giá như là một căn cứ quyết định việc công nhận danh hiệu. Cụ thể như sau:
A. Với các sản phẩm, giải pháp phần mềm:
Danh hiệu cho các sản phẩm, giải pháp phần mềm được xét trao theo 20 lĩnh vực ứng dụng chuyên ngành khác nhau, ngoài ra còn có Danh hiệu cho nhóm các sản phẩm và giải pháp phần mềm mới 2014-2015, được thương mại hóa dưới 12 tháng, nhóm ứng dụng tiêu biểu trên nền tảng di động. Các sản phẩm, giải pháp phần mềm được đánh giá theo 5 nhóm tiêu chí, mỗi nhóm gồm nhiều nội dung, cụ thể như sau:
1. Công năng và hiệu quả ứng dụng:
– Mô tả sản phẩm, các công năng của sản phẩm.
– Tính thân thiện và tiện dụng với người dùng.
– Qui mô ứng dụng của sản phẩm và đối tượng người dùng chính.
– Hiệu quả kinh tế – xã hội.
– So sánh với các sản phẩm tương tự của Việt Nam và nước ngoài.
2. Công nghệ và chất lượng sản phẩm:
– Mô tả công nghệ, so sánh với các sản phẩm tương tự.
– Quá trình hình thành và phát triển sản phẩm.
– Lực lượng cán bộ tham gia xây dựng, phát triển sản phẩm.
– Công tác nghiên cứu, phát triển sản phẩm của doanh nghiệp.
– Qui trình chất lượng được áp dụng.
– Tính tương thích, khả năng tích hợp của sản phẩm.
– Yếu tố thuận tiện trong việc nâng cấp sản phẩm khi có nhu cầu.
– Tính ổn định, độ an toàn, bảo mật của sản phẩm.
3. Tính sáng tạo và đột phá:
– Những đột phá và sáng tạo về công năng của sản phẩm.
– Những đột phá và sáng tạo về công nghệ của sản phẩm.
– Những đột phá và sáng tạo trên các lĩnh vực khác.
4. Thị trường và dịch vụ hỗ trợ:
– Danh sách, số lượng các khách hàng đang sử dụng sản phẩm.
– Những khách hàng tiêu biểu và kết quả nổi bật khi ứng dụng sản phẩm.
– Qui mô thị trường, doanh thu năm 2013 và 2014 của sản phẩm
– Thị phần hiện có và công tác phát triển thị trường.
– Công tác hỗ trợ khách hàng sử dụng sản phẩm.
5. Chất lượng hồ sơ và bảo đảm pháp lý:
– Tính đầy đủ, chi tiết và hợp lệ của hồ sơ.
– Cam kết của doanh nghiệp và các giấy tờ đảm bảo quyền sở hữu về sản phẩm phần mềm của doanh nghiệp.
B. Với các dịch vụ phần mềm, dịch vụ CNTT:
Danh hiệu Sao Khuê xét trao cho các dịch vụ phần mềm, CNTT theo 10 lĩnh vực dịch vụ. Các tiêu chí đánh giá được xét theo 4 nhóm tiêu chí như sau:
1. Tính ứng dụng và hiệu quả của dịch vụ:
– Mô tả dịch vụ, các chức năng và hoạt động của dịch vụ.
– Tính cần thiết và tiện dụng với người dùng.
– Phạm vi sử dụng của dịch vụ và đối tượng khách hàng chính.
– Hiệu quả kinh tế – xã hội.
– So sánh với dịch vụ tương tự trong nước, ngoài nước.
2. Chất lượng dịch vụ:
– Quá trình hình thành và phát triển dịch vụ.
– Lực lượng cán bộ tham gia xây dựng, phát triển dịch vụ.
– Công tác nghiên cứu, phát triển dịch vụ của doanh nghiệp.
– Qui trình chất lượng được áp dụng.
– Chất lượng dịch vụ so sánh với các dịch vụ khác tương tự.
– Sự chuẩn bị cho việc nâng cấp dịch vụ khi có nhu cầu.
– Sự hài lòng của khách hàng và giá trị đem lại cho khách hàng.
3. Thị trường và công tác chăm sóc khách hàng:
– Danh sách, số lượng các khách hàng đang sử dụng dịch vụ.
– Qui mô thị trường, doanh thu năm 2013 và 2014 của dịch vụ.
– Thị phần hiện có và công tác phát triển thị trường.
– Công tác chăm sóc khách hàng.
4. Chất lượng hồ sơ và bảo đảm pháp lý:
– Tính đầy đủ, chi tiết và hợp lệ của hồ sơ.
– Cam kết của doanh nghiệp và các giấy tờ đảm bảo pháp lý của doanh nghiệp và dịch vụ.
C. Năng lực doanh nghiệp:
Năng lực của doanh nghiệp là một trong những yếu tố được xem xét, đánh giá bên cạnh các yếu tố về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp nhằm đảm bảo sự ổn định, và phát triển bền vững trong tương lai của các sản phẩm dịch vụ được công nhận danh hiệu Sao Khuê. Năng lực doanh nghiệp được xem xét đánh giá dựa trên năm tiêu chí sau:
1. Đội ngũ lãnh đạo của doanh nghiệp:
– Năng lực chuyên môn: trình độ học vấn, kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp
– Năng lực lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp
– Tâm huyết
– Đạo đức nghề nghiệp
2. Vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu và tổng tài sản của doanh nghiệp
3. Định hướng phát triển lâu dài/ Chiến lược của doanh nghiệp: định hướng cho sản phẩm, dịch vụ
4. Điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp
5. Tóm tắt tình hình tài chính hoặc bản báo cáo tài chính 2014 của doanh nghiệp
D/ Một số điểm lưu ý về phương pháp đánh giá, bình chọn:
1. Hồ sơ của các sản phẩm, giải pháp và dịch vụ được lập theo các mẫu và khung nội dung do Ban tổ chức qui định. Khi khai hồ sơ, các đơn vị bám sát các tiêu chí cơ bản trên để cung cấp nội dung thông tin phục vụ công tác đánh giá. Đơn vị tham gia chương trình chịu trách nhiệm về tính trung thực của thông tin nêu trong hồ sơ.
2. Công tác đánh giá, bình chọn được thực hiện theo 3 vòng:
- Vòng 1: đăng ký, lập hồ sơ và lên danh sách các sản phẩm, giải pháp và dịch vụ tham gia bình chọn. Văn phòng VINASA sẽ hướng dẫn lập hồ sơ, tiếp nhận hồ sơ và sơ bộ chọn lựa các hồ sơ đủ nội dung, hợp lệ, nộp đúng hạn để lên danh sách vòng sơ tuyển.
- Vòng 2: Sơ tuyển. Hội đồng sơ tuyển sẽ căn cứ hồ sơ và các tiêu chí đánh giá để chọn lựa các đối tượng đề cử vào vòng chung tuyển. Sau đó tổ chức thẩm định đánh giá thực tế để xác minh và lấy thêm thông tin bổ sung.
- Vòng 3: Chung tuyển. Hội đồng bình chọn toàn quốc căn cứ hồ sơ, căn cứ kết quả thẩm định thực tế, căn cứ tiêu chí đánh giá để quyết định công nhận danh hiệu Sao Khuê.
3. Các tiêu chí đánh giá là cơ sở để các Hội đồng bình chọn xem xét, đánh giá. Kết quả đánh giá, bình chọn dựa theo biểu quyết của các thành viên Hội đồng. Căn cứ trên kết quả đánh giá của Hội đồng bình chọn Chung tuyển, VINASA sẽ ra quyết định công nhận Danh hiệu Sao Khuê của năm.
4. Các doanh nghiệp có sản phẩm, giải pháp và dịch vụ tham gia chương trình phải cam kết và chịu trách nhiệm pháp lý về tính đúng đắn của hồ sơ. Nếu phát hiện các thông tin gian lận Ban tổ chức có quyền loại bỏ hồ sơ hoặc thu hồi danh hiệu (trong trường hợp đã trao).
HIỆP HỘI PHẦN MỀM VÀ DỊCH VỤ CNTT VIỆT NAM