Theo các chuyên gia của Hiệp hội Nghe nhìn quốc tế thì: Khi nghe, con người sẽ tiếp nhận và lưu giữ được 10-30% nội dung thông tin; khi nhìn thì đạt được 20-40%. Nhưng nếu kết hợp cả nghe và nhìn, hiệu quả sẽ đạt tới 60-80%. Chính vì vậy việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào dạy học là tất yếu.
Khả năng ghi nhớ đến hơn 90%
Cơ sở hiệu quả của việc ứng dụng đa phương tiện tác động tới mọi giác quan của con người đã được các nhà khoa học thực hiện nhiều nghiên cứu chuyên sâu “Chúng ta nhớ được 10% những điều đã đọc, 20% điều đã nghe, 30% điều đã thấy, 50% điều đã thấy và nghe, 70% điều đã nói và đến 90% điều chúng ta vừa nói và làm” (Cẩm nang Kĩ thuật đào tạo sáng tạo, Robert W. Pike, Mỹ, 1992).
Hình ảnh, âm thanh, video là các công cụ trực quan sinh động giúp người học có thể nắm bắt được khái niệm hoặc nội dung bài học nhanh chóng; do sử dụng các hình ảnh luôn tạo cho người học một cảm giác thích thú vì bố cục rõ ràng và đa sắc màu. Điều này đặc biệt quan trọng vì những học sinh các cấp độ nhỏ tuổi và thiếu niên cần phải xây dựng được niềm đam mê, sự hứng thú khi học chứ không phải là nỗi lo lắng, cảm giác đối phó với môn học.
Qua đó có thể thấy việc học tập của học sinh sẽ được phát huy hiệu quả nếu kết hợp được các giác quan (nghe, nhìn) và hành động thật (trao đổi, thảo luận, đặt mình vào tình huống bài học) một cách liên tục. Phương pháp đa phương tiện đặc biệt quan trọng trong dạy-học tại Việt Nam, khi mô hình lớp học truyền thống do nhiều lí do khách quan (sĩ số lớp đông, điều kiện cơ sở vật chất) đã tạo nên sự thụ động và khả năng vận dụng các khả năng cá nhân, đặc biệt là khả năng về ngôn ngữ bị hạn chế vì thiếu môi trường tương tác. Bên cạnh đó, sử dụng thành thạo phương tiện nghe nhìn tạo cho giáo viên cơ hội chuẩn bị trước bài giảng tốt hơn, thể hiện được sự logic và tính sáng tạo của mình.
Chính vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chủ trương đổi mỡi phương pháp dạy và học, tích cực ứng dụng các phương pháp giáo dục mới, đưa vào các thiết bị dạy học hiện đại, nhằm cải thiện tình trạng dạy chay, học chay. Và công ty cổ phần iuEdu chính là một trong những đơn vị được Bộ Giáo dục và Đào tạo tin tưởng, giao cho triển khai mô hình Lớp học Tương tác, đưa các thiết bị dạy học hiện đại, ứng dụng CNTT vào trong các trường học. Công ty đã tập trung đi sâu vào nghiên cứu, cùng với sự tư vấn của các chuyên gia giáo dục hàng đầu, sự góp ý của các giáo viên đang trực tiếp đứng lớp, nghiên cứu và Việt hóa phù hợp với điều kiện nước ta để có thể góp phần một môi trường học tập thân thiện, hiện đại với tiêu chí: Chi phí hợp lý, dễ quản lý và sử dụng, hiệu quả rõ ràng.
Mô hình Lớp học Tương tác
Được đưa vào thí điểm ở khối lớp 5 Trường Tiểu học Thành Công B từ năm học 2009-2010, sau 5 năm triển khai, chương trình được đánh giá là đã đưa người học thực sự trở thành trung tâm của quá trình giảng dạy. Để đưa mô hình lớp học tương tác vào phục vụ công tác dạy – học có hiệu quả, nhà trường đã mất thời gian khá dài để chuẩn bị từ việc xây dựng kế hoạch, tập huấn cho giáo viên, chuẩn bị cơ sở vật chất đến lấy ý kiến của phụ huynh học sinh về việc áp dụng. Đến nay, tất cả các lớp trong trường đã sử dụng hệ thống bảng tương tác trong các tiết học và mô hình này được đánh giá đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.
Để có một lớp học tương tác, các trang – thiết bị gồm: Máy vi tính, máy chiếu, bảng tương tác, thiết bị kiểm tra trắc nghiệm, phần mềm soạn giáo án, tích hợp sẵn thư viện tài nguyên đồ sộ cùng với hơn 2000 Bài giảng điện tử… Bảng tương tác có chức năng giống như màn hình cảm ứng, tạo ra môi trường học tập ảo trực quan, sinh động, giúp giáo viên, học sinh có thể tương tác trực tiếp vào giáo án điện tử. Bút điện tử vừa có chức năng như bút viết bảng, vừa hoạt động như chuột máy tính. Hệ thống thiết bị kiểm tra trắc nghiệm giúp giáo viên kiểm tra, đánh giá các đáp án của học sinh trong thời gian nhanh nhất. Phần mềm soạn giáo án Air hỗ trợ giáo viên trong soạn và giảng bài, giúp họ chủ động từ việc soạn giáo án, giảng dạy đến việc đánh giá kết quả học tập của học sinh. Mỗi bài giảng thực hiện trên phần mềm Air sẽ đem đến cho học sinh những kiến thức hết sức sinh động, trực quan, dễ hiểu, nhớ lâu, tạo ấn tượng mạnh, làm cho học sinh hào hứng hơn khi tham gia học tập…
Cô Phạm Thị Yến, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thành Công B chia sẻ: “Đây là mô hình có tính ưu việt cao, có thể áp dụng rộng rãi ở tất cả các môn ở bậc tiểu học bởi tạo ra sự tương tác đa chiều, chặt chẽ giữa người dạy, người học và bài giảng. Đồng thời, mô hình này tạo ra môi trường học tập thân thiện, tích cực, phát huy tối đa sự sáng tạo của giáo viên và học sinh, giúp các em chủ động, tích cực và hào hứng hơn trong việc tiếp nhận kiến thức.”
Có mặt tại Trường Tiểu học Thành Công B vào giờ ngoại ngữ, chúng tôi thấy các em học sinh rất hăng hái tham gia trả lời bài và đặt câu hỏi đối với giáo viên. Giờ học trở nên sôi động, hấp dẫn hơn nhờ sử dụng các thiết bị cảm ứng. Cô Dung , giáo viên bộ môn Tiếng Anh cho biết: “Trước đây, với mô hình học truyền thống thì giáo viên đứng lớp đóng vai trò trung tâm, học sinh bị động, chủ yếu chỉ nghe và ghi lại những điều cần thiết vào vở. Điều đó đồng nghĩa với việc chúng tôi hầu như không kiểm soát được việc luyện tập cũng như thực hành bài học của học sinh. Nhưng từ khi nhà trường áp dụng mô hình tương tác, các em học sinh đã được đóng vai trò trung tâm theo đúng nghĩa, giáo viên chỉ là người trợ giúp và hướng dẫn. Các em chủ động tham gia vào các bài học, có thể tự điều khiển bài học trên bảng, làm bài tập thực hành, tự kiểm tra kết quả và khả năng ngôn ngữ của mình hoặc chơi các trò chơi để được hiệu quả cao nhất cho mỗi bài học. Đồng thời, Giáo viên chúng tôi cũng dễ dàng hơn trong việc quản lý và kiểm soát được lực học của từng em..”
Em Nguyễn Minh Phương, học sinh lớp 2A4 Trường Tiểu học Thành Công B cho biết: “Con cảm thấy rất vui và rất thích khi được học ở Lớp học Tương tác. Chúng con được dùng bút viết vẽ lên bảng, được đổ màu vào các ô, được nghe nhìn những hình ảnh và tiếng động thật khiến con có cảm giác thiên nhiên ngay cạnh mình, trong các giờ học còn được chơi trò chơi trực tiếp trên bảng nữa, nên khiến con và các bạn ngày nào cũng muốn đi học”
Giải thưởng Sao Khuê cho Hạng mục Giải pháp phần mềm thương mại tiêu biểu
Cùng với nhà trường, iuEdu luôn nỗ lực không ngừng bằng những cải tiến về công nghệ, bằng những dịch vụ đào tạo, hỗ trợ tốt nhất, bằng những hiệu quả đã được kiểm chứng trong thực tế, không ngừng vun đắp thêm lòng tin và sự ủng hộ của các cấp quản lý, các nhà giáo dục. Giải thưởng Sao Khuê 2014 dành cho Giải pháp Lớp học Tương tác iu+ là một trong những dấu mốc ghi nhận cho những cố gắng đó. Đây sẽ là động lực to lớn giúp cho iuEdu tiếp tục đẩy mạnh đầu tư vào nghiên cứu vào công nghệ và chuyên môn nhằm tạo ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của Việt Nam.
Các thông tin chi tiết về Giải pháp Lớp học Tương tác và về Công ty iuEdu có thể tham khảo tại website: http://iuedu.vn
Hoặc liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN IUEDU
Địa chỉ: Lô 14 BT1 X2 Bắc Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội
Tel: 04.35401840 – 04.35401841 Fax: 04.35401842
Hotline: 01275.448.338 E-mail: cskh@iuedu.vn